Cây Thường Xuân hay còn có tên gọi khác như Trường Xuân, cảnh dây Nguyệt Quế, dây Thường Xuân, dây lá Nho hay cây Vạn Niên…Từ trước tới giờ cây luôn được mọi người ưa thích vì được ví như một bộ máy lọc không khí trong nhà. Thường Xuân có thể hấp thụ được những chất có hại như: aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc. Cây Thường Xuân mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ. Cây mọc dạng rủ, lại thích hợp điều kiện trong nhà vì thế cây rất phù hợp để trang trí trong phòng, quán cà phê, quán hát, phòng nghỉ, phòng họp, nhà hàng, khách sạn…
Đặc điểm cây thường xuân
Thường xuân (Hedera). Loài thường xuân thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), có 15 giống. Đây là loài cây mọc rất rộng rãi. Giống thường xuân ở Việt Nam vẫn thường gọi là nguyệt quế treo (Hedera helic) có mặt từ Na Uy đến Địa | Trung Hải, trong các khu rừng, những nơi tối và các khe xói, triền núi cao đến 1500m so với mặt biển. Thường xuân là cây dây leo. Lá mọc cách, đơn giản, chất da, nhẵn bóng, xanh sẫm cùng mạng lưới gân lá sáng màu. Hoa nhỏ màu vàng chanh, mọc thành cụm hình tán. Cây được coi là loại làm cảnh có lá đẹp. Quả hình cầu, màu tím đen, đường kính 8 – 10cm. Trồng trong nhà, cây không ra hoa. Có đến 100 chủng loại khác nhau về hình dạng và màu sắc của lá được trồng làm cảnh.
Vị trí đặt cây thường xuân
Cây mọc tốt khi có ánh sáng, mặc dù chịu được bóng. Riêng chủng loại lá tạp sắc cần tỉa bớt cành non kịp thời.
Cách chăm sóc cây thường xuân
Chăm sóc cây non mới trồng và cây trưởng thành thực tế là giống nhau, vì cây không đòi hỏi môi trường gì đặc biệt. Mùa hè tưới đẫm, mùa đông tưới vừa phải. Không phải chuyển bồn thường xuyên mà 2 năm 1 lần.
Cách trồng cây thường xuân
Dễ nhân giống bằng cành giâm quanh năm, nhưng nhanh đâm rễ nhất là giâm vào cuối mùa hè. Cành giâm dài 8 – 20cm trồng ngay vào chậu ở nơi cố định với hỗn hợp đất gồm đất cỏ, đất mùn và cát thành phần bằng nhau. Để cành ra rễ tốt, nên tưới và phun đều.
Tác dụng của cây thường xuân
Trong lá cây có saponin triterpen: anfa- và beta- hederin, các acid hederic, tanic và oleinic; trong thân có rutin, isoquercetin, kempferol-3-ramnoglucosid, dẫn chất của các acid ferulic và p-cumaric. Trong lá và cuống lá có vitamin E và tiền vitamin A, emetin alcaloid. Hederin saponin có tác dụng cầm máu mạnh. Nước sắc từ lá hay cành có lá sum suê được dùng để chữa ho, đau đầu, còn có tác dụng làm vã mồ hôi và kích thích kinh nguyệt. Toàn bộ cây được coi là kháng sinh, bọc trong băng, gạc để đắp chỗ chai, polip, khi bị thấp khớp, đau nhức chân tay. Cây còn là thuốc nhuận tràng, làm cho nôn được, điều hòa trương lực mạch máu. Nó còn được dùng để chữa hột cơm, u mỡ, bướu mỡ. Cồn chất chiết từ quả làm hạ huyết áp.
Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy
Trong phong thủy Cây Thường Xuân mang đến bình an và may mắn cho gia chủ, bên cạnh đó loại cây này còn là sự lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho quán cà phê, nhà hàng,…
Với những người yêu thiên nhiên, cây cảnh có lẽ không thể không biết đến loại cây Thường Xuân. Cây có nhiều tên gọi khác như cây Vạn Niên, cảnh dây Nguyệt Quế,… Không chỉ dùng để trang trí mà còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành.
Mua cây thường xuân ở đâu ? Giá cây thường xuân
Mọi người có thể tham khảo link dưới đây
Để lại một bình luận