Đánh giá một cây mai đẹp hay xấu ra sao có thể mỗi người có một nhận định khác nhau, ít ai
giống ai. Và cách đánh giá đó đối với người không cùng thế hệ với nhau – xưa và nay, chắc chắn lại có ít điểm tương đồng (?). Vì rằng mỗi thế hệ có cách chơi và thưởng ngoạn mái riêng
Chẳng hạn, ngày nay đã qua cái thời chơi mai cây, mà đa số chúng ta lại thích chơi mai ghép vì nó kiểu dáng vừa lạ vừa đẹp. Cho nên chúng ta thường căn cứ vào kiểu dáng của cây qua từng phần gốc rễ, thân cây và tán lá, để rồi ngợi khen hay chê bai tài nghệ của nghệ nhân uốn tỉa cây mai đó cao thấp ra sao.Vì rằng, như quí vị đã biết, nghệ thuật cắt tỉa, tháp ghép hoa kiểng nói chung ngay nay đã đạt đến mức tinh xảo, lại có nhiều dụng cụ chuyên ngành trợ lực
nên mọi công việc “trau chuốt” vẻ đẹp cho cây mai có tính khoa học và thẩm mỹ hơn,
Để đánh giá một cây mai đẹp – tất nhiên là mai ghép, chúng ta thường nhắm vào các phần sau đây:
Bộ rễ cây mai
Bộ rễ khí sinh bò ngoằn ngoèo trên mặt đất phải dàn trải ra nhiều phía mới tạo được thế đứng vững chãi và làm tăng sự già nua của cây.
Gốc cây mai
Gốc cần phải to sao cho xứng hợp với chiều cao của cây và bề dày của thân Gốc nổi lên những u nần sần sùi và hốc lõm tạo nên những thương tật do sự tác động khắc nghiệt của thời tiết lại càng làm tăng giá trị của cây hơn.
Thân cây mai
Thân phải có phần gốc to và phần ngọn sót lại, đồng thời phải có chiều cao vừa phải mới phù hợp với…kiểng lùn. Nếu là cây lão mai thì phần thân cây phải tạo nên nhiều u nần, hốc lõm, hoặc những phần vỏ bị toác nứt mới phù hợp với cây mai sống lâu năm, từng dạn dày với sương gió.
Cành cây và tán lá của mai
Các cành cây phải được sắp xếp hài hòa, khoảng cách không quả thưa hoặc quá dày. Cành đài nằm phía dưới và càng lên phía ngọn cành càng ngắn lại dần, tạo dược tán lá hình chóp mới được cho là đúng cách…Còn với người xưa, thú chơi mai của họ là… kiểng thế. Cây mai được bứng trồng vào chậu kiểng, sau đó được nghệ nhân uốn tỉa theo các kiểu dáng để tạo thành các thế đúng theo ý muốn của nghệ nhân.
Các thế uốn sửa cây của người xưa cũng rất đa dạng, mặcdầu bị gò bó vào những lệ luật khắt khe như phải giữ được cho cây còn đọt chủ; thân chủ, nghĩa là không cho phép được cưa đọt (tất nhiên là cây bị cụt đọt không dùng), còn thân cũng không được cưa cắt ngang, không được dùng cành ghép để thế thân như cách tháp ghép ngày nay.
Ngoài ra, nghệ thuật tháp ghép cây kiểng xem ra vẫn còn xa lạ đối với người xưa, cho nên việc uốn sửa cây kiểng đối với người xưa không phải là việc dễ dàng gì.
Điều đáng nói là ý nghĩa của các thế đó đều nhằm vào việc kí thác những tâm tư nguyện vọng sâu xa mà người trồng đều muốn nhắm vào, cho nên công việc uốn sửa kiểng lại càng vô vàn khó khăn hơn. Thế nhưng, chính nhờ vào những chủ đề được kí thác đó mà hầu hết các cây kiểng thế xưa đều có một giá trị đặc biệt vượt cả thời gian…
Để lại một bình luận