I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh trên cây bí ngồi

1. Đặc điểm thực vật học
Bí ngồi có tên khoa học là Cucurbita pepo var. melopepo, là một trong những cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin C, carotene, magie, axit folic giúp ổn định đường áp, chống còi xương ở trẻ em, giảm xơ cứng động mạch, giảm sự lắng đọng cholesterol trong động mạch. Chống lão hóa, chống sự thoái hóa của võng mạc, chống ung thư, tăng số lượng hồng cầu, phần ăn được của quả bí ngồi chiếm khoảng 95 – 98%. Bí ngồi là loại rau sạch rất được ưa chuộng, dùng để chế biến các món xào, ăn rất thơm ngon. Với những lợi ích về sức khỏe của loại quả này, cùng với nhu cầu thị trường hiện nay.
Rễ:
Cũng giống như các cây trong họ bầu bí, rễ bí ngồi phát triển rộng nhưng ăn nông.
Thân:
Bí ngồi là loại cây thuộc họ bầu bí nhưng thân cây thẳng đứng, khả năng sinh trưởng rất mạnh, chỉ thấp khoảng 0,5 – 0,8m, trên thân có nhiều lông. Khả năng phân cành nhánh của bí ngồi thấp.
Lá:
Lá bí ngồi được mọc so le trên thân, cuống rỗng lá dài như ống lá đu đủ, lá hình tim có xẻ thuỳ sâu tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên lá có lông, nhất là mặt dưới.
Hoa:
Bí ngồi luôn dạng đơn tính cùng gốc (monoecious), rất hiếm có cây lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đường kính hoa: 15 – 20cm. Hoa đực có cuống dài 5 – 8cm, có lông. Hoa cái có bầu nhụy dài 10 – 12cm, có lông.
Quả:
Quả bí ngồi có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng, vàng, xanh nhạt tới xanh đậm, vỏ quả nhẵn bóng. Quả có hình trụ dài, có một số giống thương mại quả dài tới 35 – 40cm. Khi quả chín quả chuyển sang màu vàng. Hạt:
Hạt có màu vàng, vàng nhạt và có thể vàng đậm. Vỏ hạt mềm.
2. Điều kiện ngoại cảnh trên cây bí ngồi
– Nhiệt độ:
Bí ngồi cũng giống như các cây trồng họ bầu bí, ưa khí hậu ấm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển từ 220C – 300C. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 300C – 32°C. Khi nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm quá trình sinh trưởng, sương giá có thể làm cây chết. Tuy nhiên nhiệt độ cao quá làm hạn chế quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa và đậu quả.
– Ánh sáng:
Bí ngồi cũng như một số cây trong họ bầu bí là cây ưa sáng, yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh để sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất cao. Do vậy bí ngồi không nên trồng với mật độ dày, cây thiếu ánh sáng, sinh trưởng chậm và dễ bị dịch hại tấn công. Trong quá trình sinh trưởng, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật như tỉa lá gốc, các nhánh mọc sát đất để tạo độ thông thoáng cho cây.
– Ẩm độ:
Bí ngồi có thể chịu hạn nhưng rất mẫn cảm với ngập úng. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt luôn luôn phải cung cấp đủ ẩm cho cây. Khi độ ẩm không khí quá cao lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển bệnh như sương mai, đốm lá, thối vi khuẩn gây hại. Nhưng khi độ ẩm không khí thấp lại tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng gây hại. Nếu khô hạn bí ngồi dễ bị rụng hoa và quả non. – Đất và dinh dưỡng:
Bí ngồi có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất trên đất thịt nhẹ, giàu mùn, thoát nước tốt và có pH: 6,0 – 6,5.
II. Cách trồng và chăm sóc cây bí ngồi
1. Giống
– Hiện nay, tại Lâm Đồng giống bí ngồi đang sử dụng phổ biến gồm: giống F1- Asa, F1-Star ol Zucchini, F1 TN220.
– Cây giống bí ngồi xuất vườn phải đảm bảo độ tuổi từ 10 – 15 ngày khi hạt nảy mầm, chiều cao cây 5 – 7cm; đường kính cổ rễ 2,0 – 2,5mm; số lá thật 2 – 3 lá. Cây khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, rễ chớm đáy bầu, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
Gieo hạt:
Hạt có thể gieo trực tiếp (mỗi hốc gieo 2 hạt chọn để lại 1 cây khoẻ) nhưng tốn giống. Để tiết kiệm lượng hạt giống và chủ động về chất lượng cây con áp dụng phương pháp gieo vào bầu. Hạt sau khi đã ngâm và ủ hạt cho nứt nanh đem gieo vào bầu.
Qui trình ngâm ủ hạt giống:
ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) 2 – 3 giờ. Sau khi ngâm vớt hạt ra rửa sạch hết chất nhờn và cho vào khăn bông ẩm để ủ hạt (không dùng khăn nilon), gấp khăn lại và cho vào túi nilon hoặc hộp nhựa đậy nắp lại. Sau 24 giờ ủ hạt thì lại đem ra rửa sạch lớp nhờn bên ngoài hạt, giặt sạch khăn rồi lại ủ tiếp. Sau khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Hỗn hợp đất làm bầu:
Tỷ lệ đất bột với phân chuồng hoai mục (hoặc mùn) là 1:1. Gieo hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên trên, rễ quay xuống. Sau khi gieo xong, rắc hỗn hợp đất mùn hoặc trấu lên trên cho vừa kín hạt, tưới ẩm thường xuyên. Khi cây có từ 2 – 3 lá thật đem trồng.
2. Chuẩn bị đất, giá thể và vật liệu trồng
– Đối với canh tác trong nhà kính, lưới và trồng cây trên giá thể:
+ Nhà kính hoặc nhà lưới che phủ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây trồng, hạn chế côn trùng, nấm bệnh xâm nhập gây hại, nền nhà và xung quanh nhà luôn được vệ sinh để tránh sâu, bệnh hại trú ngụ.
+ Thể thể trộn sẵn: giá thể được nhập khẩu với các thành phần chính gồm: xơ dừa, đá núi lửa, perlite, peat moss và khoáng đa trung vi lượng.
+ Giá thể tự phối trộn: có thể sử dụng các loại giá thể như trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, đất sạch, than bùn, đá perlite trân châu, phân chuồng. Khi sử dụng xơ dừa, 3 phải đảm bảo xơ dừa đã được xử l để giảm lượng Natri clorua và Tanin. Có thể kiểm tra xơ dừa đã xử l hay chưa b ng cách kiểm tra EC (độ dẫn điện), nếu EC của giá thể < 1.0 ms cm thì giá thể này thích hợp để trồng cây. Lưu , đối với mùn cưa, chỉ sử dụng loại mùn cưa từ cây cao su hoặc xác mùn cưa trồng nấm (nấm bào ngư). Hiện nay, loại giá thể cho hiệu quả cao là xơ dừa và trấu hun với tỷ lệ 2:1; xơ dừa + trấu hun + phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục) với tỷ lệ 5:4:1; xơ dừa + mùn cưa với tỷ lệ 7:3; hoặc sử dụng 100% xơ dừa sạch. Duy trì độ pH trong giá thể từ 5,5 – 6,8.
+ Hệ thống tưới: lắp đặt hệ thống tưới kết hợp hệ thống châm phân. Nên sử dụng hệ thống tưới nhập khẩu động bộ của Netafim hoặc công ty Khang Thịnh, Trường Phúc, …
– Đối với canh tác trong nhà kính hoặc ngoài trời trồng cây trên đất:
Đất phải được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, phơi ải đất từ 1 – 2 tuần để tiêu diệt mầm bệnh. Bón vôi bổ sung để nâng pH lên 5 – 6,5 và kết hợp với cày để trộn đều trong đất, sau đó lên luống cao 25 – 30cm, bề mặt luống 70 – 80cm, chừa lối đi giữa hai luống (rãnh) 30 – 40cm. Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân trước khi trồng 5 – 7 ngày.
– Che phủ luống:
Nên phủ luống trồng b ng nilon đục lỗ sẵn màu xám bạc để giữ ẩm, hạn chế dinh dưỡng bị rửa trôi, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh hại. Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để trồng vừa đến ngang cổ rễ và tưới nhẹ cho chặt gốc, cây nhanh bén rễ, hồi xanh.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí ngồi
3.1. Thời vụ và mật độ, khoảng cách trồng
Cây bí ngồi có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời vụ trồng thích hợp nhất và đạt năng suất cao khi trồng vào tháng 1 đến tháng 3 và tháng 8, 9.
– Mật độ và khoảng cách trồng: trồng hàng đơn, hàng cách hàng 1,0 – 1,2m, cây cách cây 70 – 80cm. Mật độ trồng 12.000 – 15.000 cây/ha. Nếu trồng trên giá thể hoặc trong chậu thì khoảng cách trồng tương tự để đảm bảo vườn được thông thoáng.
3.2. Trồng và chăm sóc cây bí ngồi
* Kỹ thuật trồng:
Nên trồng vào lúc sáng sớm hoặc buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng, cần lấp kín phần bầu đất, không lấp quá sâu, không nén đất hoặc giá thể quá chặt để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi. Từ 7 – 10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết hoặc kém phát triển.
Nếu trồng trong bịch giá thể: Các bịch giá thể được tưới rửa sạch trước khi trồng cây và cho hỗn hợp giá thể vào làm ẩm đều sau đó tiến hành tưới phân với EC = 2.0 mS/cm, pH = 5,5 – 6,0 để chuẩn bị ngày hôm sau trồng cây.
Trước khi trồng cây nên để cây con ra ngoài vườn từ 1 – 2 ngày để cây con quen với điều kiện ngoài trời hoặc trong nhà kính.
* Làm cỏ (đối với canh tác ngoài đất):
Cần phải có biện pháp phòng trừ cỏ dại sớm và duy trì cho đến khi cây bí ngồi có thể cạnh tranh hiệu quả với cỏ dại. Có thể làm cỏ b ng tay, dụng cụ lao dộng hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ trước khi trồng (thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm). Lựa chọn thuốc diệt cỏ phù hợp không gây tổn thương đến sự phát triển của cây.
* Tưới nước:
Sử dụng nước giếng khoan, nước máy, nước suối đầu nguồn để tưới. Tuyệt đối không sử dụng nước ao tù, nước thải, nguồn nước nhiễm các loại vi sinh vật gây hại, nhiễm độc hoá học để tưới. Độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của bí ngồi là 75 – 80%. Chú không để ruộng bí ngồi quá ẩm ướt. – Tưới nước đối với canh tác ngoài đất: Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo quy trình: + Giai đoạn 15 ngày đến hết vụ: Tưới 1 – 2 ngày lần; lượng nước tưới 40 – 60m3 lần ha.
– Tưới nước đối với canh tác trên giá thể:
+ Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 2 – 3 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 và pH = 6. Trong tuần lễ đầu sau khi trồng mỗi ngày tưới 200 ml gốc; Tuần thứ 2 – 4 tưới tăng dần đến 800 – 1.000 ml gốc ngày; Tuần thứ 4 trở đi lượng nước tưới tăng dần từ 1,5 – 2,0 lít gốc ngày.
+ Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào giai đoạn cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch chính vụ.
* Tỉa chồi, nụ, cành, quả và thụ phấn:
– Thường xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc, những quả sâu bệnh hại hoặc bị dị dạng.
– Nếu trồng trong nhà kính hoặc nhà lưới để đảm bảo năng suất, sau khi cây ra hoa cần tiến hành thụ phấn nhân tạo (thụ phấn vào lúc sáng sớm, b ng cách ngắt nhị hoa đực vừa mới nở cọ xát vào nhụy của hoa cái) hoặc nuôi ong trong vườn.
4. Phân bón và cách bón trên cây bí ngồi
4.1. Lượng phân bón đối với canh tác ngoài đất
* Bón phân:
Liều lượng bón cho 01ha và năng suất dự kiến 40 tấn ha
– Phân hữu cơ: 30 – 40 tấn phân chuồng hoai (hoặc hữu cơ vi sinh 3.000 – 5.000kg); vôi 800 – 1.000kg tùy theo pH đất; nấm đối kháng Trichoderma 20 – 30kg.
– Phân hóa học nguyên chất: 150kg N – 90kg P2O5 – 200kg K2O tương đương 220kg super lân; 1.000kg NPK (15:5:20). Sử dụng các loại phân hòa tan để cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
* Phương pháp bón:
– Bón lót trước trồng: phân hữu cơ, vôi, super lân và Trichoderma, phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống, tưới ẩm đều, tiến hành phủ bạt nylon đục lỗ trước khi trồng cây.
– Bón thúc (từ sau trồng 7 ngày đến cuối vụ): Định kỳ 2 ngày lần hòa 16,5kg NPK 15-5-20 với 200 lít nước để tưới qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại phân bón trung (MgSO4, Ca(NO3)2) và vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn, Bo,…) thông qua hệ thống tưới hoặc phun qua lá với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
4.2. Lượng phân bón đối với canh tác trên giá thể (năng suất dự kiến 60 tấn ha)
– Cách pha dung dịch phân bón để cung cấp cho 1.000m2 với lượng nước tưới là 10m3 , tưới trong vòng 4 – 5 ngày.

Dung tích thùng pha dung dịch phân: Thùng A: 200 lít, Thùng B: 200 lít. Pha đậm đặc 200 lần:
Giai đoạn 1 (sau khi cây bén rễ hồi xanh đến 30 ngày sau trồng): điều chỉnh dung dịch phân bón với EC = 2,0 – 2,5 và pH 6 – 7.
Giai đoạn 2 (30 ngày sau trồng đến thu hoạch xong): điều chỉnh dung dịch phân bón với EC = 2,0 – 3,0 và pH 6 – 7.
Đối với nước tưới cần điều chỉnh pH = 6 – 6,5.
III. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ cây bí ngồi
Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)
* Biện pháp canh tác:
– Giống: Sử dụng cây giống khỏe, sạch bệnh đảm bảo tiêu chuẩn cây giống xuất vườn theo quy định.
– Vệ sinh vườn, nhà kính: Thường xuyên vệ sinh làm sạch vườn, nhà kính, thu gom tàn dư cây trồng, cỏ dại, cây bị sâu bệnh hại đem tiêu hủy.
– Luân canh: không trồng liên tục nhiều vụ bí ngồi hoặc cây họ bầu bí trên cùng diện tích.
– Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và châm phân tự động hạn chế ẩm độ giảm sâu bệnh.
– Mật độ trồng phù hợp, hạn chế trồng dày tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
– Định kỳ tỉa bỏ lá già, lá bị bệnh, ngắt ổ trứng sâu, thu gom cây nhiễm bệnh tiêu hủy sớm để hạn chế lây lan.
* Biện pháp bẫy bả:
Sử dụng bẫy vàng, bẫy xanh để dẫn dụ trưởng thành ruồi đục lá, bọ phấn, bọ trĩ, mật độ treo 150 bẫy 1.000m2 . Nếu mật độ >30 con bẫy tuần phải sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ.
* Biện pháp sinh học:
– Sử dụng Trichoderma trộn với giá thể để phòng ngừa bệnh hại rễ.
– Ưu tiên sử dụng các hoạt chất sinh học, thảo mộc để phòng trừ dịch hại bí ngồi (Abamectin, Emamectin benzoate; Matrine, Oxymatrine, …)
* Biện pháp hóa học:
Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi các biện pháp canh tác, bẫy bả, sinh học không có khả năng khống chế sâu bệnh. Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng. Đối với các dịch hại chưa có thuốc BVTV đăng k trong danh mục phải thử nghiệm trước khi sử dụng trên diện rộng để tránh gây ảnh hưởng đến cây trồng.
A. Sâu hại và biện pháp phòng trừ trên cây bí ngồi
1. Bọ trĩ hay bù lạch (Thrips palmi)
– Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp làm cho đọt non bị chùn lại, nông dân thường gọi là ngù đọt. Khi nắng lên, bọ trĩ ẩn nấp trong rơm rạ hoặc n m sát gân lá, cuống lá. Thiệt hại do bọ trĩ có liên quan đến bệnh khảm.
– Bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa khô hạn. Thiệt hại do bọ trĩ trong những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng bí thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng của bọ trĩ.
– Bảo vệ các loài thiên địch như nhện bắt mồi, ong k sinh, bọ đuôi kìm, ong mật, …
– Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus gây hại bí ngồi.
– Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây phát triển tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ; Bón phân cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm, giai đoạn cây mang trái cần tăng cường bón kali giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh.
Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, nên phun luân phiên thay đổi các loại thuốc có các hoạt chất đã được đăng k trong danh mục để phòng trừ như: Abamectin; Abamectin + Bacillus thuringiensis var.kurstaki; Emamectinbenzoat; Imidacloprid; Karanjin.
2. Dòi đục lá hay sâu vẽ bùa (Liriomyza spp.)
– Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ, màu đen bóng, có vệt vàng trên ngực, khi đậu cặp cánh màng xếp lại trên lưng bụng. Trứng dạng tròn, máu trắng hồng, được đẻ trong mô mặt trên lá. Ấu trùng là dòi màu vàng nhạt, nhộng màu nâu vàng, dính trên lá hay rơi xuống đất. Vòng đời trung bình 25 – 30 ngày.
– Gây hại: Đục thành thành đường ngo n ngòe dưới lớp biểu bì lá của nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa, cà, ớt, đậu, … Dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời,
những đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất mau tàn lụi. Ruồi tấn công rất sớm khi cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn mùa mưa. – Biện pháp phòng trừ:
+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt ngay từ giai đoạn đầu, tỉa bỏ, thu gom lá bị hại mang tiêu hủy, trải màng phủ nylon trên mặt luống sẽ giảm được mật số ruồi đáng kể và cho hiệu quả kinh tế cao
+ Ruồi rất nhanh quen thuốc, vì vậy cần thay đổi hoạt chất thuốc thường xuyên. Tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất đã được đăng k trong danh mục để phòng trừ ruồi hại lá trên cây rau như : Cyromazine; Dinotefuran, …
3. Rệp muội hay rầy mềm (Aphis gossypii)
Rệp muội hay còn gọi là rầy mềm chích hút nhựa gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ bến và nguy hiểm cho cây. Đặc điểm hình thái
– Cơ thể hình bầu dục, dài từ 1,3 – 1,9mm và rộng từ 0,5 – 0,8mm.
– Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẩm hoặc xanh đen tùy theo mùa (mùa đông và trên cây già màu thẩm, mùa hè và trên cây non màu nhạt).
– Cuối bụng có phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên.
– Rệp trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không cánh. Cánh mỏng và trong suốt. – Rệp non hình thái giống rệp trưởng thành không có cánh nhưng nhỏ hơn.
Đặc điểm sinh học và tác hại
– Rệp non và trưởng thành sống tập trung ở ngọn và mặt dưới lá non, ít di chuyển, khi mật độ rệp cao hoặc vào cuối vụ thường xuất hiện dạng có cánh để di chuyển phát tán.
– Rệp trưởng thành đẽ trứng mặt dưới lá. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, rệp sinh sản theo cách đơn tính và đẻ ra con nên mật độ tăng rất nhanh.
– Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày.
– Rệp chích hút nhựa cây làm lá bị cong và xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá bị vàng héo, quả nhỏ và dễ bị cháy xám.
– Chất dịch do rệp tiết ra dẫn dụ kiến đến và là môi trường cho loài nấm muội đen phát triển.
Rệp muội còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ bến và nguy hiểm cho cây bí ngồi Rệp gây hại trên nhiều loại cây trồng như: Ớt, cà chua, khoai tây, đậu đỗ, dưa, thuốc lá, bông vải, cam, qu t…
Biện pháp phòng trừ
– Ngắt bỏ và chôn vùi các phần của cây có rầy gây hại.
– Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Không nên bón nhiều phân đạm.
– Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc. Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc trừ 8 sâu có hoạt chất sau để phòng trừ như: Abamectin; Emamectin benzoate; Etofenprox; Garlic juice; Matrine; Pyrethrins; Spinosad; dầu khoáng SK EnSpray 99EC, …
– Sử dụng thuốc trừ sâu nên chú ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm.
4. Bọ phấn (Bemisia tabaci)
Đặc điểm hình thái
– Trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 0.8 – 1.5mm, sải cánh 1.1 – 2mm. hai đôi cánh trước và sau dài gần b ng nhau. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh.
– Trứng rất nhỏ hình bầu dục, có cuống, mới đẻ màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.
– Sâu non màu vàng nhạt, hình ô van, đẫy sức dài khoảng 0.7 – 0.9mm. Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng, có lông thưa ở 2 bên sườn.
Tập quán sinh sống và gây hại
– Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát.
– Sâu non bò chậm chạp trên lá, cuối tuổi 1 chúng ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc hoá trưởng thành. Bọ phấn hút nhựa làm cho cây có thể bị héo, ngã vàng và chết.
– Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.
Biện pháp phòng trừ
– Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.
– Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm với bọ phấn như cây họ cà, họ bầu bí. Sử dụng bẫy vàng để thu hút và diệt bọ phấn.
– Tham khảo sử dụng một số hoạt chất thuốc để phòng trừ bọ phấn: Dinotefuran; Citrus oil; Oxymatrine; Cyantraniliprole; Chlorfluazuron + Dinotafuran; Galic juice.
B. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây bí ngồi
1. Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.)
Triệu chứng
Vết bệnh lúc đầu như những đốm trắng, tròn, có thể xuất hiện trên lá, thân, hoa và đôi khi là quả. Bệnh phấn trắng thường bao phủ mặt trên của lá nhưng cũng có thể phát triển ở mặt dưới. Cây bị nhiễm bệnh nặng trông như thể đã bị dính một lớp bột trắng.
Khi bị gây hại những lá non dễ bị hư hại nhất. Lá chuyển sang màu vàng và khô. Nấm có thể làm cho một số lá bị xoắn, gãy hoặc bị biến dạng.
Các đốm trắng của bệnh phấn trắng sẽ lan rộng ra hầu hết các lá của cây hoặc các cây xung quanh.
Lá, chồi và đỉnh sinh trưởng cũng sẽ bị biến dạng và thường xuất hiện vào cuối
giai đoạn sinh trưởng của cây.
Tác nhân và điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
Tá â : B d nấm Erysiphe sp. gây ra, là nấm k sinh chuyên tính (sợi nấm bám dày đặc trên lá và tạo vòi hút đâm sâu vào tế bào để hút dinh dưỡng từ cây k chủ). Bệnh gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây. Bào tử nấm lây lan nhờ gió, côn trùng, dụng cụ lao động hoặc quần áo trong quá trình canh tác. Bào tử phân sinh nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 20 – 240C và ẩm độ không khí cao.
Biện pháp phòng trừ:
– Sử dụng giống kháng hoặc chống chịu được với bệnh. Trồng với mật độ hợp l , bón phân cân đối, đầy dủ, tránh bón thừa phân đạm. Hạn chế tưới phun để giảm ẩm độ trong vườn.
– Luân canh cây trồng khác họ bầu bí.
– Thu dọn tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan nguồn bệnh. Dọn sạch cỏ trong và xung quanh vườn (nhất là những cây cỏ dại và cây thuộc họ bầu bí) để ruộng thông thoáng, hạn chế ẩm độ.
– Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và phòng trừ kịp thời, tham khảo các loại thuốc có hoạt chất Bacillus subtilis, Chlorothalonil, Imibenconazole, Kasugamycin, Mancozeb, … để phòng trừ.
2. Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis)
* Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng, sau lớn dần có màu nâu hình đa giác có góc cạnh rất rõ, sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng hoặc vàng nhạt. Vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao, mưa nhiều, nhiệt độ thấp 18 – 20ºC.
Bệnh tồn tại trong đất ở dạng bào tử trong tàn dư cây trồng nhiễm bệnh và lây lan theo nước mưa, xâm nhập vào lá xâm nhiễm và gây bệnh. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa đến mang trái làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, năng suất thấp và chất lượng giảm.
Biện pháp phòng trừ:
– Sử dụng giống kháng hoặc chống chịu được với bệnh. Trồng với mật độ hợp l , bón phân cân đối, đầy dủ, tránh bón thừa phân đạm. Hạn chế tưới phun để giảm ẩm độ trong vườn.
– Luân canh cây trồng và hạn chế trồng bí ngồi chung với các loại cây họ bầu, bí khác và dưa leo.
– Thường xuyên tỉa bỏ bớt các lá già dưới gốc và lá bệnh, tiêu hủy các cây, lá bị bệnh để tránh lây lan nguồn bệnh.
– Khi phát hiện bệnh có thể tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất sau để phun phòng trừ: Dimethomorph, Cyazofamid, Azoxystrobin + Chlorothalonil, Propineb, Amisulbrom, Chlorothalonil, …
3. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Erwinia tracheiphila)
Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là cây đang sinh trưởng bình thường thì bị héo trong khi các lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xẩy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây xanh lại, sau 2 – 3 ngày cây không hồi phục được nữa và chết. Khi cắt ngang thân cây bệnh thấy mạch dẫn bị nâu đen. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.
Tác nhân và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Tác nhân: Bệnh do vi khuẩn Erwinia tracheiphila gây ra
Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh
Vi khuẩn có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên 6 tháng, trong đất trên 1 năm. Vi khuẩn xâm nhập vào cây chủ yếu qua rễ. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân. Sau khi xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Bệnh phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C.
Biện pháp phòng trừ: Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
– Luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước.
– Xử l hạt giống trước khi gieo ươm (ngâm hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút).
– Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
– Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại.
– Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
– Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh.
– Tránh tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái.
Tham khảo sử dụng một số hoạt chất thuốc sau để phòng trừ: Oxolinic acid, Kasugamycin, Streptomycin sulfate, …
4. Bệnh héo rũ do nấm Fusarium sp.
– Khi cây còn nhỏ bị héo như mất nước, chết khô từ đọt, nhổ lên thấy gốc bị thối đen. Cây lớn bị hại sinh trưởng kém, lá biến vàng từ lá gốc trở lên, bện nặng cây bị héo và chết. Nấm gây hại lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có liên quan ít nhiều đến tuyến trùng, ẩm độ đất.
– Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 270C, pH thấp. Nấm tồn tại trong đất, trong tàn dư cây bệnh và trong hạt giống. Nấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như: các cây họ bầu bí và các cây thuộc họ cà, họ đậu.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác: Lên luống cao, xử l đất trước khi trồng, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy. Tránh trồng bí ngồi và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bí đao, dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.
+ Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để bón trước khi trồng cây; Khi cây bị bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Streptomyces lydicus WYEC + Humic acid; Validamycin; Phòng trừ tuyến trùng để hạn chế gây vết thương ở rễ làm nấm dễ xâm nhập gây hại.
5. Bệnh chết héo cây con (Rhizoctonia solani, Pythium sp.)
– Bệnh do nấm Rhizoctonia solani và Pythium sp. gây ra.
– Cổ rễ thường bị thối nhũn, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con. Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao. Nấm lưu tồn trong phân hữu cơ (thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình), trong đất và trong cây bệnh. Chính vì vậy cần xử l kỹ các nguồn phân hữu cơ, đất, giá thể ươm, giá thể trồng cây trước khi gieo ươm và trồng.
– Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa có thuốc đăng k phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại bí ngồi. Tham khảo sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Chlorothalonil; Cytokinin; Kasugamycin; Ningnanmycin; Polyphenol; Trichoderma viride; Validamycin; Metiram Complex.
6. Bệnh thối gốc, thân, trái do nấm Phytophthora capsici
Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển
– Bệnh gây hại trên lá, trái và gốc thân, vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Bệnh gây hại ở tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn, bệnh tấn công ở lá, hoa và trái non. Trong thời điểm 5 – 7 ngày hoa thụ phấn đậu trái non, bệnh gây hại khiến trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo lại. Bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây chết.
– Bệnh do nấm Phytophthora capsici. gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
Biện pháp phòng trừ
– Do bệnh gây hại chủ yếu vào mùa mưa khi nhiệt độ và độ ẩm cao nên cần phải chú đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới nước quá nhiều.
– Nếu phát hiện bệnh thì nên hạn chế tưới nước vào buổi chiều. Tham khảo sử dụng một trong số các hoạt chất thuốc sau để phòng trừ: Fosetyl-aluminium, Cymoxanil + Mancozeb, phun 7 – 10 ngày một lần tùy áp lực bệnh.
7. Bệnh khảm virus (Mosaic)
– Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn trắng và rệp. Triệu chứng bệnh là đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, có các vết khảm lốm đốm, thiệt hại nặng sẽ làm cho đọt bị sượng, cây bị chùn lại, phát triển rất chậm, ảnh hưởng đến sự ra hoa, cho trái rất ít, trái thường bị dị dạng và có vị đắng.
– Virus tồn tại trong một số cây cùng họ bầu bí và cỏ dại xung quanh vườn. Sự phát triển của bệnh có liên quan chặt chẽ với mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Mức độ nhiễm bệnh của các giống bí ngồi cũng khác nhau.
– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh để trồng. Không nên thu hạt từ những cây bị bệnh để làm giống. Cần phòng trừ tốt các loài côn trùng chích hút ngay từ khi cây còn nhỏ, nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bệnh để tránh lây lan.
IV. Thu hoạch và bảo quản cây bí ngồi
Thông thường nên thu hái khi trái dài 25 – 35cm, đường kính 4 – 5cm, trọng lượng 250 – 350gr. Khi thấy quả đủ kích thước theo yêu cầu (khoảng 10 – 12 ngày sau đậu quả) thì sẽ thu hoạch. Không nên để trái to quá sẽ bị già, ăn không ngon. Mỗi cây cho thu hoạch trung bình 12 – 15 quả. Dùng dao sắc cắt cuống quả dài 1 – 2cm xếp vào sọt, rổ đem vào xử l sau thu hoạch và đóng thùng chuyển đến nơi tiêu thụ.
V. Giá và nơi bán giống cây bí ngồi
Mọi người có thể tham khảo các đường link dưới đây
Để lại một bình luận